Những điểm mới trong quy định về hoạt động bù trừ thanh toán chứng khoán phái sinh đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Trên số 264 của Tạp chí chứng khoán tháng 10/2020 có đăng bài:" Những điểm mới trong quy định về hoạt động bù trừ thanh toán chứng khoán phái sinh". Toàn văn bài viết như sau:
Cập nhật ngày 22/10/2020 - 09:08:00
Đề án “Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam - TTCKPS” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 11/3/2014. Sau đó, tháng 5/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2015/NĐ-CP (Nghị định 42) - Nghị định đầu tiên về chứng khoán phái sinh (CKPS) và TTCKPS với nhiều nội dung quy định mang tính nguyên tắc lớn về sản phẩm CKPS và việc tổ chức hoạt động giao dịch bù trừ thanh toán giao dịch CKPS. Trong đó đối với hoạt động bù trừ thanh toán, Nghị định đã quy định giao cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thực hiện bù trừ thanh toán giao dịch CKPS theo mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP) với các nội dung quy định cụ thể về cơ chế ký quỹ, bù trừ , thanh toán giao dịch CKPS cho 2 sản phẩm đầu tiên là Hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số cổ phiếu và HĐTL trái phiếu chính phủ (TPCP) cũng như các biện pháp đảm bảo thanh toán và cơ chế phòng ngừa rủi ro tại VSD.
Trên cơ sở khung pháp lý này, ngày 10/8/2017, TTCKPS chính thức đi vào hoạt động với sản phẩm đầu tiên là HĐTL chỉ số VN30. Sau đó, ngày 4/7/2019, sản phẩm thứ 2 là HĐTL TPCP.
Sau hơn 3 năm TTCKPS đi vào hoạt động đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau: số lượng tài khoản giao dịch và bù trừ, thanh toán CKPS được đăng ký trên hệ thống của VSD đã lên tới hơn 146.000 tài khoản, tăng khoảng 46 lần; số lượng hợp đồng mở (OI) tại ngày 7/10/2020 là 35.025 hợp đồng, tăng 173 lần; giá trị tài sản ký quỹ tại ngày 7/10/2020 là hơn 2.600 tỷ đồng,tăng 92 lần; tổng giá trị lỗ/lãi vị thế và thanh toán đáo hạn lũy kế thực hiện qua VSD là 7.897 tỷ đồng và không xảy ra trường hợp nhà đầu tư, thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán. Có thể nói góp phần vào sự phát triển của TTCKPS qua hơn 3 năm vừa qua có sự đóng góp quan trọng của Nghị định 42 khi đã tạo ra hành lang pháp lý cho các bên tham gia thị trường, giúp cho thị trường vận hành được an toàn, ổn định. Tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp theo, theo kế hoạch triển khai sản phẩm mới đã được cơ quan quản lý phê duyệt, TTCKPS dự kiến sẽ đón nhận thêm nhiều sản phẩm mới như HĐTL cổ phiếu riêng lẻ, Hợp đồng quyền chọn (HĐQC) với nhiều loại tài sản cơ sở khác nhau cũng như để đảm bảo phù hợp với chức năng của hệ thống công nghệ thông tin do KRX triển khai và Luật Chứng khoán 2019,việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 42 vào lúc này là cần thiết.
Hiện nay, dự thảo nội dung Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 42 đã tương đối hoàn chỉnh, trong đó có một số nội dung điều chỉnh liên quan đến hoạt động bù trừ, thanh toán như sau:
Thứ nhất, về chủ thể thực hiện chức năng đối tác bù trừ trung tâm cho giao dịch CKPS
Theo quy định của Luật Chứng khoán 2019, VSD sẽ chuyển đổi thành Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (TCTLK&BTCK) sau 02 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Hiện nay, đề án thành lập TCTLK&BTCK đã được Bộ Tài chính hoàn chỉnh, trình Chính phủ thông qua. Để đảm bảo sự phù hợp với quy định này của Luật Chứng khoán, dự thảo Nghị định sửa đổi đã điều chỉnh chủ thể thực hiện chức năng bù trừ thanh toán giao dịch CKPS từ VSD thành TCTLK&BTCK.
Thứ hai, mở rộng phạm vi áp dụng cho các sản phẩm CKPS mới
Nghị định 42/2015/NĐ-CP được xây dựng và ban hành theo đúng chủ trương của Đề án“Xây dựng và phát triển TTCKPS Việt Nam” là phát triển từng bước từ đơn giản đến phức tạp, do đó phạm vi sản phẩm CKPS được đề cập, điều chỉnh trong Nghị định này mới chỉ giới hạn ở HĐTL và HĐQC có tài sản cơ sở là chứng khoán giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) vốn đã quen thuộc với nhà đầu tư, thành viên thị trường để đảm bảo khả năng triển khai thực hiện. Cho đến nay, sản phẩm HĐTL chỉ số VN30 và HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm đã được đưa vào giao dịch, bù trừ và thanh toán theo đúng kế hoạch, tạo tiền đề cho việc triển khai các sản phẩm tiếp theo phức tạp hơn.
Trên cơ sở đó, Dự thảo Nghị định lần này đã cụ thể hóa các loại tài sản cơ sở của HĐTL, HĐQC bao gồm chứng khoán, chỉ số chứng khoán, hàng hóa, lãi suất, tỷ giá. Đây là cơ sở pháp lý cần thiết cho việc mở rộng thêm các loại CKPS khác phù hợp với nhu cầu thực tiễn của thị trường Việt Nam cũng như lộ trình phát triển sản phẩm trong thời gian tới.
Thứ ba, làm rõ các quy định về điều kiện đăng ký cung cấp dịch vụ của thành viên bù trừ
Nội dung quy định về thành viên bù trừ trong dự thảo Nghị định sửa đổi lần này tập trung vào hướng dẫn quy định tại Luật Chứng khoán 2019, đưa một số điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán từ Thông tư lên Nghị định cho phù hợp với quy định về xây dựng văn bản pháp luật như tỷ lệ vốn khả dụng..., bổ sung một số tiêu chí về an toàn tài chính đối với công ty chứng khoán theo hướng chặt chẽ hơn như hệ số nợ / vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính (BCTC) năm gần nhất không quá 5 lần, không có lỗ trong 2 năm gần nhất và lỗ lũy kế theo BCTC năm gần nhất đã được kiểm toán; BCTC bán niên đã được soát xét (nếu có)... Bên cạnh đó, so với quy định hiện nay, dự thảo cũng làm rõ điều kiện được phép cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán CKPS đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tạo cơ sở cho việc đăng ký, triển khai dịch vụ này trong thời gian tới khi đáp ứng đủ điều kiện.
Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung quy định mới đối với thành viên bù trừ là NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán, theo đó ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép bù trừ, thanh toán cho giao dịch CKPS của chính NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thứ tư, về cơ chế bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS
Các quy định về bù trừ thanh toán hiện nay về cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý, vận hành của thị trường trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của TTCK trong giai đoạn mới, trong khi vẫn đảm bảo mục tiêu hoạt động an toàn, thông suốt cũng như phù hợp với yêu cầu của hệ thống công nghệ thông tin, dự thảo Nghị định mới đã điều chỉnh một số điểm trong cơ chế bù trừ, thanh toán như sau:
- Về quy định ký quỹ của nhà đầu tư, thành viên bù trừ: dự thảo Nghị định đã điều chỉnh từ cơ chế ký quỹ trước và giám sát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ, tỷ lệ giới hạn vị thế theo thời gian thực như hiện nay sang ký quỹ sau và giám sát việc nộp ký quỹ, tỷ lệ giới hạn vị thế định kỳ trong ngày. Theo quy định này, nhà đầu tư vẫn nộp ký quỹ cho thành viên bù trừ khi giao dịch theo yêu cầu của thành viên nhưng việc nộp ký quỹ của thành viên cho TCTLK&BTCK được thực hiện sau khi giao dịch căn cứ vào mức ký quỹ yêu cầu do TCTLK&BTCK tính toán cho danh mục vị thế ròng trên từng tài khoản nhà đầu tư. Việc cho phép thành viên bù trừ tự quyết định việc thu ký quỹ đối với nhà đầu tư căn cứ vào đánh giá mức độ tín nhiệm của nhà đầu tư, khả năng chịu rủi ro của thành viên sẽ được xem xét trong giai đoạn tiếp theo đó tùy thuộc vào mức độ phát triển của cơ quan quản lý. Việc thay đổi từ kiểm soát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ, giới hạn vị thế theo thời gian thực sang định kỳ kiểm soát việc nộp ký quỹ và tỷ lệ giới hạn vị thế sẽ giúp cho thành viên, nhà đầu tư chủ động và linh hoạt, góp phần gia tăng tính thanh khoản cho thị trường, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều yêu cầu đối với thành viên bù trừ cần phải làm tốt hơn công tác quản lý rủi ro về phía mình.
- Bổ sung quy định cho phép TCTLK&BTCK từ chối thế vị đối với các giao dịch không hợp lệ: Việc thay đổi cơ chế ký quỹ trước sang ký quỹ sau, kiểm soát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ và giới hạn vị thế theo thời gian thứ sang giám sát việc nộp ký quỹ, tỷ lệ giới hạn vị thế định kỳ trong ngày như đã đề cập ở trên cùng với việc bỏ cơ chế đồng bộ và kiểm soát việc mở tài khoản trước khi giao dịch giữa TCTLK&BTCK và SGDCK một mặt tạo điều kiện cho giao dịch thị trường được thực hiện nhanh chóng hơn nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro cho TCTLK&BTCK trong trường hợp thành viên bù trừ không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ. Với nguyên tắc quản lý thị trường đảm bảo an toàn, tạo sự an tâm cho nhà đầu tư cũng như trên cơ sở thay đổi chức năng hệ thống, dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 42 lần này đã bổ sung thêm cơ chế cho phép TCTLK&BTCK, trong vai trò là CCP được phép kiểm tra và từ chối thế vị đối với các giao dịch không hợp lệ như giao dịch thiếu thông tin tài khoản, giao dịch phát sinh sau khi TCTLK&BTCK yêu cầu SGDCK đình chỉ giao dịch do mất khả năng thanh toán... đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như an toàn cho hoạt động bù trừ thanh toán của TCTLK&BTCK nói riêng và TTCK nói chung.
- Bổ sung quy định về trình tự hoàn trả những nguồn hỗ trợ đã sử dụng: Nghị định 42 đã quy định về các biện pháp đảm bảo thanh toán với trình tự sử dụng từng bước phù hợp với mức độ rủi ro và quy mô mất khả năng thanh toán, tuy nhiên chưa làm rõ trình tự hoàn trả những nguồn hỗ trợ đã sử dụng. Theo đó, để có cơ sở pháp lý cho việc xử lý trong trường hợp mất khả năng thanh toán, nhất là liên quan đến trường hợp sử dụng vốn của TCTLK&BTCK là quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ bù trừ, thanh toán CKPS và nguồn vốn hợp pháp khác để đảm bảo thanh toán. Dự thảo Nghị định lần này đã bổ sung nội dung về trình tự hoàn trả các nguồn hỗ trợ, trong đó ưu tiên hoàn trả vốn của TCTLK&BTCK trước các nguồn hỗ trợ khác nhằm duy trì khả năng hoạt động bình thường của tổ chức thực hiện chức năng đối tác bù trừ trung tâm của thị trường, góp phần đảm bảo cho hoạt động của thị trường không bị gián đoạn trong mọi điều kiện, tạo niềm tin của nhà đầu tư đối với hoạt động của TTCK
Trên cơ sở khung pháp lý này, ngày 10/8/2017, TTCKPS chính thức đi vào hoạt động với sản phẩm đầu tiên là HĐTL chỉ số VN30. Sau đó, ngày 4/7/2019, sản phẩm thứ 2 là HĐTL TPCP.
Sau hơn 3 năm TTCKPS đi vào hoạt động đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau: số lượng tài khoản giao dịch và bù trừ, thanh toán CKPS được đăng ký trên hệ thống của VSD đã lên tới hơn 146.000 tài khoản, tăng khoảng 46 lần; số lượng hợp đồng mở (OI) tại ngày 7/10/2020 là 35.025 hợp đồng, tăng 173 lần; giá trị tài sản ký quỹ tại ngày 7/10/2020 là hơn 2.600 tỷ đồng,tăng 92 lần; tổng giá trị lỗ/lãi vị thế và thanh toán đáo hạn lũy kế thực hiện qua VSD là 7.897 tỷ đồng và không xảy ra trường hợp nhà đầu tư, thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán. Có thể nói góp phần vào sự phát triển của TTCKPS qua hơn 3 năm vừa qua có sự đóng góp quan trọng của Nghị định 42 khi đã tạo ra hành lang pháp lý cho các bên tham gia thị trường, giúp cho thị trường vận hành được an toàn, ổn định. Tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp theo, theo kế hoạch triển khai sản phẩm mới đã được cơ quan quản lý phê duyệt, TTCKPS dự kiến sẽ đón nhận thêm nhiều sản phẩm mới như HĐTL cổ phiếu riêng lẻ, Hợp đồng quyền chọn (HĐQC) với nhiều loại tài sản cơ sở khác nhau cũng như để đảm bảo phù hợp với chức năng của hệ thống công nghệ thông tin do KRX triển khai và Luật Chứng khoán 2019,việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 42 vào lúc này là cần thiết.
Hiện nay, dự thảo nội dung Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 42 đã tương đối hoàn chỉnh, trong đó có một số nội dung điều chỉnh liên quan đến hoạt động bù trừ, thanh toán như sau:
Thứ nhất, về chủ thể thực hiện chức năng đối tác bù trừ trung tâm cho giao dịch CKPS
Theo quy định của Luật Chứng khoán 2019, VSD sẽ chuyển đổi thành Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (TCTLK&BTCK) sau 02 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Hiện nay, đề án thành lập TCTLK&BTCK đã được Bộ Tài chính hoàn chỉnh, trình Chính phủ thông qua. Để đảm bảo sự phù hợp với quy định này của Luật Chứng khoán, dự thảo Nghị định sửa đổi đã điều chỉnh chủ thể thực hiện chức năng bù trừ thanh toán giao dịch CKPS từ VSD thành TCTLK&BTCK.
Thứ hai, mở rộng phạm vi áp dụng cho các sản phẩm CKPS mới
Nghị định 42/2015/NĐ-CP được xây dựng và ban hành theo đúng chủ trương của Đề án“Xây dựng và phát triển TTCKPS Việt Nam” là phát triển từng bước từ đơn giản đến phức tạp, do đó phạm vi sản phẩm CKPS được đề cập, điều chỉnh trong Nghị định này mới chỉ giới hạn ở HĐTL và HĐQC có tài sản cơ sở là chứng khoán giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) vốn đã quen thuộc với nhà đầu tư, thành viên thị trường để đảm bảo khả năng triển khai thực hiện. Cho đến nay, sản phẩm HĐTL chỉ số VN30 và HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm đã được đưa vào giao dịch, bù trừ và thanh toán theo đúng kế hoạch, tạo tiền đề cho việc triển khai các sản phẩm tiếp theo phức tạp hơn.
Trên cơ sở đó, Dự thảo Nghị định lần này đã cụ thể hóa các loại tài sản cơ sở của HĐTL, HĐQC bao gồm chứng khoán, chỉ số chứng khoán, hàng hóa, lãi suất, tỷ giá. Đây là cơ sở pháp lý cần thiết cho việc mở rộng thêm các loại CKPS khác phù hợp với nhu cầu thực tiễn của thị trường Việt Nam cũng như lộ trình phát triển sản phẩm trong thời gian tới.
Thứ ba, làm rõ các quy định về điều kiện đăng ký cung cấp dịch vụ của thành viên bù trừ
Nội dung quy định về thành viên bù trừ trong dự thảo Nghị định sửa đổi lần này tập trung vào hướng dẫn quy định tại Luật Chứng khoán 2019, đưa một số điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán từ Thông tư lên Nghị định cho phù hợp với quy định về xây dựng văn bản pháp luật như tỷ lệ vốn khả dụng..., bổ sung một số tiêu chí về an toàn tài chính đối với công ty chứng khoán theo hướng chặt chẽ hơn như hệ số nợ / vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính (BCTC) năm gần nhất không quá 5 lần, không có lỗ trong 2 năm gần nhất và lỗ lũy kế theo BCTC năm gần nhất đã được kiểm toán; BCTC bán niên đã được soát xét (nếu có)... Bên cạnh đó, so với quy định hiện nay, dự thảo cũng làm rõ điều kiện được phép cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán CKPS đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tạo cơ sở cho việc đăng ký, triển khai dịch vụ này trong thời gian tới khi đáp ứng đủ điều kiện.
Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung quy định mới đối với thành viên bù trừ là NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán, theo đó ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép bù trừ, thanh toán cho giao dịch CKPS của chính NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thứ tư, về cơ chế bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS
Các quy định về bù trừ thanh toán hiện nay về cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý, vận hành của thị trường trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của TTCK trong giai đoạn mới, trong khi vẫn đảm bảo mục tiêu hoạt động an toàn, thông suốt cũng như phù hợp với yêu cầu của hệ thống công nghệ thông tin, dự thảo Nghị định mới đã điều chỉnh một số điểm trong cơ chế bù trừ, thanh toán như sau:
- Về quy định ký quỹ của nhà đầu tư, thành viên bù trừ: dự thảo Nghị định đã điều chỉnh từ cơ chế ký quỹ trước và giám sát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ, tỷ lệ giới hạn vị thế theo thời gian thực như hiện nay sang ký quỹ sau và giám sát việc nộp ký quỹ, tỷ lệ giới hạn vị thế định kỳ trong ngày. Theo quy định này, nhà đầu tư vẫn nộp ký quỹ cho thành viên bù trừ khi giao dịch theo yêu cầu của thành viên nhưng việc nộp ký quỹ của thành viên cho TCTLK&BTCK được thực hiện sau khi giao dịch căn cứ vào mức ký quỹ yêu cầu do TCTLK&BTCK tính toán cho danh mục vị thế ròng trên từng tài khoản nhà đầu tư. Việc cho phép thành viên bù trừ tự quyết định việc thu ký quỹ đối với nhà đầu tư căn cứ vào đánh giá mức độ tín nhiệm của nhà đầu tư, khả năng chịu rủi ro của thành viên sẽ được xem xét trong giai đoạn tiếp theo đó tùy thuộc vào mức độ phát triển của cơ quan quản lý. Việc thay đổi từ kiểm soát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ, giới hạn vị thế theo thời gian thực sang định kỳ kiểm soát việc nộp ký quỹ và tỷ lệ giới hạn vị thế sẽ giúp cho thành viên, nhà đầu tư chủ động và linh hoạt, góp phần gia tăng tính thanh khoản cho thị trường, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều yêu cầu đối với thành viên bù trừ cần phải làm tốt hơn công tác quản lý rủi ro về phía mình.
- Bổ sung quy định cho phép TCTLK&BTCK từ chối thế vị đối với các giao dịch không hợp lệ: Việc thay đổi cơ chế ký quỹ trước sang ký quỹ sau, kiểm soát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ và giới hạn vị thế theo thời gian thứ sang giám sát việc nộp ký quỹ, tỷ lệ giới hạn vị thế định kỳ trong ngày như đã đề cập ở trên cùng với việc bỏ cơ chế đồng bộ và kiểm soát việc mở tài khoản trước khi giao dịch giữa TCTLK&BTCK và SGDCK một mặt tạo điều kiện cho giao dịch thị trường được thực hiện nhanh chóng hơn nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro cho TCTLK&BTCK trong trường hợp thành viên bù trừ không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ. Với nguyên tắc quản lý thị trường đảm bảo an toàn, tạo sự an tâm cho nhà đầu tư cũng như trên cơ sở thay đổi chức năng hệ thống, dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 42 lần này đã bổ sung thêm cơ chế cho phép TCTLK&BTCK, trong vai trò là CCP được phép kiểm tra và từ chối thế vị đối với các giao dịch không hợp lệ như giao dịch thiếu thông tin tài khoản, giao dịch phát sinh sau khi TCTLK&BTCK yêu cầu SGDCK đình chỉ giao dịch do mất khả năng thanh toán... đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như an toàn cho hoạt động bù trừ thanh toán của TCTLK&BTCK nói riêng và TTCK nói chung.
- Bổ sung quy định về trình tự hoàn trả những nguồn hỗ trợ đã sử dụng: Nghị định 42 đã quy định về các biện pháp đảm bảo thanh toán với trình tự sử dụng từng bước phù hợp với mức độ rủi ro và quy mô mất khả năng thanh toán, tuy nhiên chưa làm rõ trình tự hoàn trả những nguồn hỗ trợ đã sử dụng. Theo đó, để có cơ sở pháp lý cho việc xử lý trong trường hợp mất khả năng thanh toán, nhất là liên quan đến trường hợp sử dụng vốn của TCTLK&BTCK là quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ bù trừ, thanh toán CKPS và nguồn vốn hợp pháp khác để đảm bảo thanh toán. Dự thảo Nghị định lần này đã bổ sung nội dung về trình tự hoàn trả các nguồn hỗ trợ, trong đó ưu tiên hoàn trả vốn của TCTLK&BTCK trước các nguồn hỗ trợ khác nhằm duy trì khả năng hoạt động bình thường của tổ chức thực hiện chức năng đối tác bù trừ trung tâm của thị trường, góp phần đảm bảo cho hoạt động của thị trường không bị gián đoạn trong mọi điều kiện, tạo niềm tin của nhà đầu tư đối với hoạt động của TTCK
Số liệu bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
tại ngày 07/10/2020 và ngày 10/08/2017
tại ngày 07/10/2020 và ngày 10/08/2017
STT |
Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng/Giá trị | So sánh tăng/giảm (lần) |
|
Tại ngày 07/10/2020 | Tại ngày 10/8/2017 | ||||
1 | Số lượng tài khoản ký quỹ: | Tài khoản | 146.125 | 3.209 | 46 |
Cá nhân trong nước | 145.210 | 3.196 | |||
Tổ chức trong nước | 388 | 12 | |||
Cá nhân nước ngoài | 458 | 01 | |||
Tổ chức nước ngoài | 69 | 0 | |||
2 | Số lượng hợp đồng mở (OI) | Hợp đồng | 35.025 | 202 | 173 |
3 | Số dư tài sản ký quỹ | tỷ đồng | 2.618 | 28,5 | 92 |
4 | Tổng giá trị thanh toán | tỷ đồng | 3,7 | 0,043 | 85 |
Tin cùng chuyên mục
-
17/08/2023 - 17:17:02
Trên số 298 của Tạp chí chứng khoán tháng 08/2023 có đăng bài: Công nghệ sổ cái phân tán liệu có làm thay đổi cấu trúc thị...
-
01/02/2021 - 14:05:41
Điểm lại những hoạt động nghiên cứu phát triển 2019-2020
-
22/01/2021 - 18:19:00
Giao dịch tự động hóa đã trở thành xu hướng của thời đại. Trên Tạp chí Tài Chính Việt Nam có bài "Giao dịch thuật toán và hàm...
-
10/12/2020 - 15:02:00
Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp cận với các thông lệ quốc tế trong việc công bố thông tin và quản trị...
-
20/12/2019 - 15:36:00
Tổng quan hoạt động nghiên cứu phát triển 2019
-
11/12/2019 - 16:56:00
Chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu VSD tại Clearstream và các Sở Giao dịch chứng khoán châu Âu thành công tốt đẹp
-
24/10/2019 - 16:09:00
VSD chủ trì Kỳ họp lần thứ 8 của Nhóm thông lệ thị trường Việt Nam (VN NMPG)
-
08/07/2019 - 15:31:00
Để giúp nhà đầu tư hiểu hơn về sản phẩm Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ trước ngày khai trương, mới đây, trên báo Đầu...
-
25/06/2019 - 17:04:00
VSD phối hợp với HNX tổ chức họp với các thành viên thị trường về việc triển khai sản phẩm Hợp đồng tương lai Trái phiếu...
-
14/06/2019 - 17:31:00
VSD chính thức triển khai Cổng giao tiếp trực tuyến (STP) cho các nghiệp vụ đại lý chuyển nhượng Quỹ mở
Thống kê
-
42.699|6.025
-
6
-
3.155
-
793
-
37
-
9.021.652